Làm sao để trở thành nhà đầu tư giỏi?

Chàng trai 17 tuổi hỏi Buffett: Làm sao để trở thành nhà đầu tư giỏi? 

(Đây là câu chuyện xảy ra trong đại hội cổ đông năm 2007 của Berkshire Hathaway Chàng trai trẻ đặt câu hỏi)

Chào buổi sáng, cháu là Thomas Khmer, đến từ San Francisco. Cháu 17 tuổi và đây là năm thứ 10 liên tiếp cháu tham dự đại hội thường niên. (để ý đoạn này cụ Munger vỗ tay ủng hộ, cụ Buffett có đùa chắc cháu phải có bằng giáo sư) 
 Thưa ông Buffett và ông Munger, cháu muốn hỏi: Theo hai ông, cách tốt nhất để trở thành một nhà đầu tư giỏi hơn là gì? Cháu nên học MBA, tích lũy thêm kinh nghiệm, đọc nhiều "niên giám đầu tư" của cụ Munger hơn? Hay đó là thứ mang tính bẩm sinh, nằm ngoài khả năng kiểm soát của cháu? 

[[Warren Buffett trả lời] Bác nghĩ cháu nên đọc tất cả những gì có thể. Riêng bác, trước năm 10 tuổi bác đã đọc hết mọi cuốn sách trong Thư viện công cộng Omaha có liên quan đến đầu tư, vài cuốn còn đọc tới hai lần. Bác tin rằng không có gì thay thế được việc đọc không chỉ sách về đầu tư, mà là đọc đủ mọi góc nhìn, rồi dần dần lọc ra điều gì thực sự có ý nghĩa theo thời gian. Và khi cháu đã đọc đủ, hãy "nhảy xuống nước" vì việc đầu tư trên giấy rất khác với đầu tư bằng tiền thật Giống như đọc tiểu thuyết tình yêu thì khác hoàn toàn với việc yêu thật. 

(* cười *) Khi cháu bắt đầu thật sự đầu tư, cháu sẽ biết ngay mình có đam mê hay không. Nếu có, nếu điều đó làm cháu thấy hứng thú, thì khả năng cao cháu sẽ làm tốt. Và bác luôn tin rằng: càng bắt đầu sớm thì càng tốt. Bác đã đọc một cuốn sách năm 19 tuổi, và nó định hình toàn bộ cách bác suy nghĩ về đầu tư cho đến tận bây giờ ở tuổi 76. 

Bác đã đọc rất nhiều sách khác sau đó, nhưng cuốn đó là nền tảng. Cháu cần đọc thật nhiều để tìm ra cuốn sách, ý tưởng nào thực sự nảy ra với mình. [Lời khuyên thêm của Buffett] Hãy đọc, và hãy bắt đầu thử đầu tư, với quy mô nhỏ, ở mức không thể làm hại đến tài chính cá nhân của cháu. 

[Charlie Munger bổ sung] Sandy Gottesman là một giám đốc tại Berkshire đang điều hành một quỹ đầu tư rất thành công. Cách ông ấy tuyển người nói lên rất rõ ông ấy tin vào điều gì. Khi một bạn trẻ đến xin việc, dù trẻ đến đâu, ông ấy luôn hỏi: “Cậu đang sở hữu tài sản gì? Và vì sao cậu lại sở hữu nó?” Nếu ứng viên không đủ quan tâm để có một danh mục đầu tư riêng, thì ông ấy khuyên họ nên đi chỗ khác.

[Buffett tiếp lời] Việc hiểu rằng mình đang mua một doanh nghiệp là cực kỳ quan trọng. Ví dụ: nếu cháu định mua một trang trại, cháu sẽ tính toán rõ ràng: “Tôi mua mảnh đất 160 mẫu này vì tôi kỳ vọng nó sẽ cho ra 120 bushel ngô mỗi acre, hoặc 45 bushel đậu tương, và giá phân bón, máy móc, nhân công như thế nào...” (*bushel là đơn vị khối lượng =25,4kg và acre là diện tích = 4 m2) Tất cả là những tính toán định lượng dựa trên dữ liệu rõ ràng. Không dựa trên những gì cháu thấy trên tivi, hay hàng xóm nói. Với cổ phiếu cũng vậy. 

[Buffett kể về cách dạy học sinh của mình] Trước đây, bác thường dạy sinh viên lấy một tờ giấy vàng như thế này. Giả sử cháu định mua 100 cổ phiếu General Motors giá 30 đô/cổ, với tổng số cổ phiếu đang lưu hành là 600 triệu, thì cháu nên viết: “Tôi đang định mua toàn bộ General Motors với giá 18 tỷ đô, và đây là lý do...” (* nếu bạn khó hiểu thì 18 tỷ đô = 30 đô x 600 triệu cp, đại ý là cụ nhắc chúng ta tính toán ra giá trị công ty thay vì chỉ biết về giá cổ phiếu) Nếu cháu không viết nổi một bài luận thuyết phục về lý do đầu tư, thì không nên bỏ tiền mua dù chỉ 1 cổ phiếu. Vì như vậy tức là cháu chưa đưa nó qua bài kiểm tra của tư duy kinh doanh. [Buffett kết luận] Và hãy rèn luyện cách tư duy như một nhà đầu tư thực sự. Sandy sẽ tiếp tục hỏi những câu như: “Tại sao cậu nghĩ công ty này đang rẻ so với giá hiện tại?” (*là ông Sandy Gottesman giám đốc ở trên) Nếu cháu không trả lời thuyết phục được thì xem như bị loại.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lịch sử của đồng đô la Mỹ như một loại tiền tệ dự trữThe History of U.S Dollar as a Reserve Currency

Chiêm tinh Tài chính tuần 13.5.2024

Chiêm tinh Tài chính tuần 27/5/2024